Thứ Năm 26 Tháng Một 2023
BLOG DINH DƯỠNG
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
View All Result
BLOG DINH DƯỠNG
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
View All Result
BLOG DINH DƯỠNG
Không có kết quả
View All Result
TRANG CHỦ MẸ VÀ BÉ

10 nguyên nhân khiến trẻ thấp còi bố mẹ thường không để ý

Thiếu hụt nội tiết tố tăng trưởng, suy tuyến giáp, hội chứng Turner, thiếu máu, bệnh thận, tim, tiêu hóa, phổi… dễ khiến trẻ thấp còi.

Các bác sĩ khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP HCM, khuyến cáo nhiều phụ huynh khi thấy con có dấu hiệu chậm phát triển chiều cao thường nhầm lẫn với tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương. Cha mẹ ra sức bồi bổ dinh dưỡng cho bé nhưng thể trạng của các em vẫn không cải thiện nhiều. Thực tế, chậm phát triển chiều cao không chỉ liên quan đến yếu tố dinh dưỡng mà còn do vấn đề nội tiết, bệnh nội khoa, di truyền hay thể trạng.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam, trẻ mới sinh có chiều cao từ 48 đến 52 cm. Trong năm đầu bé tăng khoảng 20 đến 25 cm, năm thứ hai thêm 12 cm, năm thứ ba tăng 10 cm, năm thứ tư thêm 7 cm. Từ 4 đến 11 tuổi, trẻ tăng trung bình 6 cm mỗi năm. Đến tuổi dậy thì, bé gái cao thêm từ 6 đến 10 cm mỗi năm, bé trai từ 6,5 đến 11 cm. Nếu trẻ không đạt mức tăng trưởng chiều cao bình thường đó, cha mẹ nên đưa bé đi khám và tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao để được bác sĩ tư vấn biện pháp can thiệp sớm, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất về sau.
10 nguyên nhân khiến trẻ thấp còi bố mẹ thường không để ýCác bác sĩ phân tích 10 nguyên nhân thường gặp dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ gồm:

  • Thiếu nội tiết tố tăng trưởng hay còn gọi là hormone tăng trưởng (GH). Khi cơ thể gặp vấn đề về sản xuất và phóng thích nội tiết tố tăng trưởng không đủ dẫn đến thiếu nội tiết tố tăng trưởng.
  • Suy tuyến giáp: Những nội tiết tố này tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng và chuyển hóa. Khi cơ thể tiết không đủ lượng nội tiết tố tuyến giáp cần thiết sẽ khiến trẻ bị chậm tăng trưởng.
  • Tiền sử gia đình: Bố mẹ có chiều cao đều dưới trung bình.
  • Thai nhi suy dinh dưỡng: Trẻ sinh ra nhẹ cân (suy dinh dưỡng trong tử cung).
  • Hội chứng Turner, tức mất một phần hoặc toàn bộ một nhiễm sắc thể giới tính X trong bộ gen.
  • Hội chứng Down.
  • Một số loại thiếu máu, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.
  • Bệnh mãn tính: Thận, tim, tiêu hóa, hoặc bệnh phổi.
  • Hậu quả của việc sử dụng một số loại thuốc khi người mẹ mang thai.
  • Dinh dưỡng kém.

Một số trẻ có thể trạng thấp bé nhẹ cân nhưng không xác định được nguyên nhân gây chậm tăng trưởng chiều cao. Những trường hợp như vậy gọi là thấp vô căn.

Việc đánh giá tình trạng tăng trưởng chiều cao của trẻ cần phải có bác sĩ chuyên khoa, qua nhiều khâu kiểm tra, xét nghiệm toàn diện mới đưa ra kết luận chính xác được. Trường hợp trẻ chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng, hội chứng Turner, bệnh thận mạn, sinh ra nhỏ hơn so với tuổi thai… có thể được chỉ định điều trị bằng cách bổ sung hormone tăng trưởng. Tốt nhất trẻ nên điều trị trong độ tuổi từ 4 đến 13. Qua “thời gian vàng” này, các sụn xương của trẻ không được kích thích sẽ đóng lại, khi đó việc dùng hormone tăng trưởng không còn tác dụng.

Vnexpress
Tags: dinh dưỡng kémhội chứng Turnerhormone tăng trưởng (GH)nguyên nhân trẻ thấp còinội tiết tố tăng trưởngsuy tuyến giápthiếu máu
3
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter
BÀI TRƯỚC

Thời điểm vàng ‘bón thúc’ cho con cao lớn

BÀI TIẾP THEO

Những thực phẩm giàu lợi khuẩn giúp bé tăng đề kháng

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Ăn gì để chắc xương, tăng chiều cao

Ăn gì để chắc xương, tăng chiều cao

4 sai lầm chăm con làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ

4 sai lầm chăm con làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ

Bà bầu bổ sung axit folic để phòng tránh dị tật thai nhi

Bà bầu bổ sung axit folic để phòng tránh dị tật thai nhi

Dinh dưỡng phát triển trí não trong 5 năm đầu đời

Dinh dưỡng phát triển trí não trong 5 năm đầu đời

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý chế độ ăn cân bằng cho trẻ

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý chế độ ăn cân bằng cho trẻ

6 thực phẩm không thể thiếu cho trẻ ăn dặm

6 thực phẩm không thể thiếu cho trẻ ăn dặm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest

guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

BÀI VIẾT MỚI

Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt mắc Thừa cân bép phì

Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt mắc Thừa cân bép phì

BÀI VIẾT NGẪU NHIÊN

Sự thật ngạc nhiên về cơ thể người

Sự thật ngạc nhiên về cơ thể người

Công Dụng Tuyệt Vời Của Khoai Lang – Vì Sao Nên Ăn Khoai Lang Mỗi Ngày

Công Dụng Tuyệt Vời Của Khoai Lang – Vì Sao Nên Ăn Khoai Lang Mỗi Ngày

Dấu hiệu cảnh báo ung thư da

Dấu hiệu cảnh báo ung thư da

Chế độ ăn trong bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Chế độ ăn trong bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Nên cho trẻ ăn cái hay ăn nước

Nên cho trẻ ăn cái hay ăn nước

BÀI TIẾP THEO
Những thực phẩm giàu lợi khuẩn giúp bé tăng đề kháng

Những thực phẩm giàu lợi khuẩn giúp bé tăng đề kháng

BLOG DINH DƯỠNG

Website chia sẻ kiến thức Dinh dưỡng và Sức Khỏe

CHUYÊN MỤC

  • KIẾN THỨC
  • MẸ VÀ BÉ
  • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
  • TÀI LIỆU

© 2022 BLOG DINH DUONG - Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo

Trang chủ / Chính sách bảo mật / Sơ đồ trang / Liên hệ

Không có kết quả
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

wpDiscuz