Thứ Sáu 27 Tháng Một 2023
BLOG DINH DƯỠNG
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
View All Result
BLOG DINH DƯỠNG
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
View All Result
BLOG DINH DƯỠNG
Không có kết quả
View All Result
TRANG CHỦ MẸ VÀ BÉ

Chế độ ăn trong bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

NỘI DUNG BÀI VIẾT

  1. Nguyên nhân
  2. Các yếu tố nguy cơ tiêu chảy kéo dài
  3. Triệu chứng lâm sàng
  4. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn
    1. Chế độ ăn cho trẻ từ 6-12 tháng
    2. Chế độ ăn cho trẻ từ 1 tuổi trở lên

Tiêu chảy kéo dài bắt đầu bằng 1 đợt cấp và kéo dài trên 14 ngày. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới ở các nước đang phát triển trong số trẻ mắc bệnh tiêu chảy thì có khoảng 3-20% đợt tiêu chảy cấp chuyển thành tiêu chảy kéo dài. Hậu quả của tiêu chảy kéo dài thường dẫn đến suy dinh dưỡng nặng và tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi.

Nguyên nhân

Do vi khuẩn: các vi khuẩn gây tiêu chảy cấp ở trẻ em thường gặp ở các đợt tiêu chảy kéo dài gồm:

  • E.coli: Có 5 typ nhưng hay gặp là E.coli gây bệnh đường ruột (EPEC), E.coli bán dính (EAEC) và E.Coli xâm nhập (EIEC).
  • Shigella, Salmonella, Campylobacter jejuni.
  • Các loại ký sinh trùng: Cryptosporidium, L,giardia.

Các yếu tố nguy cơ tiêu chảy kéo dài

Tuổi: trẻ dưới 1 tuổi nguy cơ có một đợt tiêu chảy cấp trở thành tiêu chảy kéo dài cao hơn ở trẻ lớn.

Tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch: Tỷ lệ mắc tiêu chảy kéo dài ở trẻ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ bình thường. Nghiên cứu ở Brazil cho thấy chỉ số mới mắc tiêu chảy kéo dài ở trẻ có chiều cao dưới 90%, cân nặng dưới 75% so với chuẩn cao gấp 2 lần so với trẻ bình thường. Ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) dễ mắc tiêu chảy kéo dài, nguy cơ tử vong cao.

Tiêu chảy cấp tái phát nhiều đợt, những trẻ thường xuyên mắc các đợt tiêu chảy cấp dễ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài.

Chế độ ăn, những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc trẻ không dung nạp được lactose, dị ứng với protein sữa động vật.

Điều trị tiêu chảy cấp không hợp lý: Lạm dụng kháng sinh, dùng kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn hoặc sử dụng thuốc cầm ỉa làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn, ăn uống kiêng khem kéo dài khi bị tiêu chảy cấp.

Triệu chứng lâm sàng

Trẻ ỉa phân lúc đặc lúc lỏng, lổn nhổn có mùi chua, màu vàng hoặc xanh, có bọt do cơ thể không dung nạp đường; biểu hiện phân nhầy hồng có máu, mót rặn là trẻ mắc lỵ. Số lần tiêu chảy lúc giảm lúc tăng. Tùy theo mức độ có thể biểu hiện mất nước nhẹ, vừa và nặng.

Trẻ biếng ăn, sụt cân, chậm phát triển thể lực.

Thiếu vitamin nhất là vitamin A gây khô mắt và một số yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng…

Trẻ thường mắc các bệnh phối hợp như viêm tại giữa, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết…

Chế độ ăn trong tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, nuôi dưỡng có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột, chức năng tụy và sản xuất các men thủy phân disaccharidase ở vi nhung mao ruột làm cho chức năng tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng được nhanh chóng trở về bình thường.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn

Giảm tạm thời số lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa, trong chế độ ăn.

Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, chất béo, vitamin và các yếu tốt vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn thân.

Không cho trẻ ăn các loại thức ăn, nước uống làm tăng thêm tiêu chảy: Thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp

Dùng các loại thức ăn có sẵntại địa phương: Gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa như bột, cháo, xúp.

Chọn các loại thực phẩm giàu protein: Thịt, cá, trứng, sữa…tốt nhất là thịt gà.

Uống và ăn thêm hoa quả tươi để cung cấp thêm các vitamin và muối khoáng.

Chế độ ăn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, không bắt mẹ kiêng khem quá mức.

Nếu mẹ không có sữa: Dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men: Sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương (đậu nành). Sữa chua phải được làm từ loại sữa dành cho trẻ < 6 tháng tuổi.

Chế độ ăn trong bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ emChế độ ăn cho trẻ từ 6-12 tháng

Tiếp tục bú mẹ

Pha loãng sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương.

Đảm bảo thức ăn bổ sung: Bột, cháo xay nấu với thịt, cá, trứng, rau xanh và dầu mỡ. Khi chế biến đảm bảo đọ nhớt giảm, dễ tiêu hóa, cân đối đạm, mỡ, đường tránh tăng áp lực thẩm thấu.

Cho ăn nhiều bữa trong ngày: Ít nhất 6 bữa.

Chế độ ăn cho trẻ từ 1 tuổi trở lên

Bú mẹ hoặc ăn sữa động vật pha loãng như trên.

Chế biến thức ăn dưới dạng cháo, xúp từ gạo, khoai, rau, thịt, đậu đỗ.

Đảm bảo 50% năng lượng từ các thức ăn sam còn 50% từ sữa hoặc sản phẩm sữa, đảm bảo năng lượng 110Kcal/kg/24 giờ.

Khi tiêu chảy khỏi được 1 tuần thì mới chuyển dần về chế độ ăn bình thường theo tuổi.

PGS. Đào Ngọc Diễn, Ths. Lê Thị Hải

Tags: bệnh tiêu chảy
7
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter
BÀI TRƯỚC

Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ em

BÀI TIẾP THEO

Chăm sóc trẻ bị sốt như thế nào?

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Ăn gì để chắc xương, tăng chiều cao

Ăn gì để chắc xương, tăng chiều cao

4 sai lầm chăm con làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ

4 sai lầm chăm con làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ

Bà bầu bổ sung axit folic để phòng tránh dị tật thai nhi

Bà bầu bổ sung axit folic để phòng tránh dị tật thai nhi

Dinh dưỡng phát triển trí não trong 5 năm đầu đời

Dinh dưỡng phát triển trí não trong 5 năm đầu đời

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý chế độ ăn cân bằng cho trẻ

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý chế độ ăn cân bằng cho trẻ

6 thực phẩm không thể thiếu cho trẻ ăn dặm

6 thực phẩm không thể thiếu cho trẻ ăn dặm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest

guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

BÀI VIẾT MỚI

Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt mắc Thừa cân bép phì

Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt mắc Thừa cân bép phì

BÀI VIẾT NGẪU NHIÊN

Cách tính khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ

Cách tính khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ

Cẩn trọng với măng tươi nhuộm vàng bằng hóa chất

Cẩn trọng với măng tươi nhuộm vàng bằng hóa chất

Cách bổ sung vitamin E giúp tăng chiều cao

Cách bổ sung vitamin E giúp tăng chiều cao

Chất bột đường - Nguồn năng lượng chính

Chất bột đường – Nguồn năng lượng chính

Rau má: Ăn bao nhiêu là tốt nhất?

Rau má: Ăn bao nhiêu là tốt nhất?

BÀI TIẾP THEO
Chăm sóc trẻ bị sốt như thế nào ?

Chăm sóc trẻ bị sốt như thế nào?

BLOG DINH DƯỠNG

Website chia sẻ kiến thức Dinh dưỡng và Sức Khỏe

CHUYÊN MỤC

  • KIẾN THỨC
  • MẸ VÀ BÉ
  • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
  • TÀI LIỆU

© 2022 BLOG DINH DUONG - Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo

Trang chủ / Chính sách bảo mật / Sơ đồ trang / Liên hệ

Không có kết quả
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

wpDiscuz