Thứ Sáu 9 Tháng Sáu 2023
BLOG DINH DƯỠNG
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
View All Result
BLOG DINH DƯỠNG
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
View All Result
BLOG DINH DƯỠNG
Không có kết quả
View All Result
TRANG CHỦ KIẾN THỨC

Công Dụng Của Củ Đậu

Cây củ đậu hay củ sắn, sắn nước (theo cách gọi miền Nam, danh pháp hai phần: Pachyrhizus erosus) là một cây dây leo có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ. Loài này được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên. Tên gọi cây gần như chủ yếu nói về củ của nó. Cây củ đậu là một loài thuộc chi Pachyrhizus của họ Đậu (Fabaceae). Các loài chính khác của chi này có gốc gác ở các nơi khác của châu Mỹ.
Công Dụng Của Củ ĐậuCây củ đậu được trồng ở châu Mỹ, Trung Quốc và Đông Nam Á, nơi củ đậu sống được chế biến thành các món popiah và các xa lát như yusheng và rojak.

Cây củ đậu có thể cao 4–5 m nếu có giàn. Lá kép gồm 3 chét hình tam giác rộng, mỏng. Hoa màu tím nhạt; ở Việt Nam thường ra vào tháng 4, tháng 5; hoa khá lớn, mọc thành chùm dài ở kẽ lá. Quả hơi có lông, không cuống, dài 12 cm, được ngăn vách nhiều rãnh ngang, thường chứa từ 4-9 hạt.

Củ do rễ phình to mà thành, có thể dài tới 2 m và nặng đến 20 kg. Vỏ củ có màu vàng và mỏng như giấy còn ruột có màu trắng kem hơi giống ruột khoa tây hay quả lê. Củ đậu có vị ngọt thường được ăn sống, đôi khi được chấm muối hoặc với nước chanh và ớt bột. Người ta cũng nấu củ đậu dưới dạng xúp, món xào.
Công Dụng Của Củ ĐậuCủ đậu có chứa tinh bột 2,4%, 4,51% đường toàn bộ (glucoza). Nó có chứa 86-90% nước; nó có một ít protein (1,46%) nhưng không có các chất béo.

Trái với củ, phần còn lại của cây củ đậu rất độc; hạt có chứa độc tố rotenone, dùng để diệt côn trùng và thuốc cá, diệt rệp rau và rệp thuốc lá. Lá có chứa các chất độc đối với cá và động vật nhai lại (trừ ngựa).

Củ đậu nên được chứa ở nơi khô ráo, nhiệt độ khoảng 12°C tới 16 °C (53°F tới 60 °F); nhiệt độ thấp hơn làm hư củ. Củ đậu tươi nếu được cất giữ ở nhiệt độ thích hợp có thể để lâu một hoặc hai tháng.
Công Dụng Của Củ Đậu

Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời từ củ đậu.

– Giống như bất kì loại trái cây hoặc rau, củ đậu cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất bao gồm những vitamin có lợi cho sức khoẻ và vitamin C. Vì chứa hàm lượng vitamin C cao nên củ đậu rất tốt cho quá trình thúc đẩy tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bạn có đôi mắt khoẻ mạnh và làn da đẹp. Đặc biệt vitamin C trong củ đậu còn giúp bạn chống lại các bệnh liên quan đến tim mạch.

– Củ đậu có hàm lượng natri thấp và hầu như không chứa chất béo vì vậy giúp bạn duy trì hệ tim mạch khoẻ mạnh và không bị tăng cân.
Công Dụng Của Củ Đậu

– Do có chứa hàm lượng calo thấp và hàm lượng chất xơ cao nên củ đậu là một nguồn tuyệt vời để bạn giảm cân.

– Lượng chất xơ hoà tan trong củ đậu giúp bạn giảm dần lượng cholesterol có hại, đồng thời giúp ổn định lượng đường trong máu và tăng cường hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
Công Dụng Của Củ Đậu– Củ đậu chứa hàm lượng kali, canxi và magie cao – các khoáng chất duy trì sức khoẻ của bạn ổn định.

– Củ đậu chứa vitamin B6 – vitamin hỗ trợ não bộ khỏe mạnh, và giúp cơ thể phá vỡ liên kết protein thành năng lượng sử dụng được. B-6 cũng hỗ trợ chức năng thần kinh, giúp hình thành các tế bào máu đỏ, và giúp tổng hợp các kháng thể chống lại virus, vi khuẩn bên ngoài và bên trong cơ thể.
Công Dụng Của Củ Đậu

– 1 củ đậu nhỏ chứa khoảng 4 mg sắt giúp cung cấp đủ lượng oxy cho các tế bào máu, và bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Giải nhiệt : Củ đậu có tác dụng giải nhiệt, giải khát vì trong thành phần củ đậu có đến 80-90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột. Ngoài ra củ đậu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng khác như: sắt, canxi, photpho, vitamin C… cần thiết cho cơ thể.

An toàn: Củ đậu là loại thực phẩm thông dụng, rẻ tiền nhưng được coi là an toàn vì không có chất bảo quản.
Công Dụng Của Củ Đậu

Tốt cho tiêu hóa: Củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc nhất là giải độc rượu, trị chứng trường phong hạ huyết (đi ngoài ra máu), tác dụng nhuận tràng do nhiều chất xơ nên tốt cho tiêu hóa, giúp cho dạ dầy co bóp tốt, lợi cho đại tiện. Ngăn ngừa táo bón cho bà bầu.

Làm đẹp da: Củ đậu tươi còn là liệu pháp làm đẹp rẻ tiền mà rất hữu hiệu cho phái đẹp. Mùa đông, làn da dễ bị mất nước, khô nẻ, chị em có thể dùng củ đậu tươi thái lát, đắp hoặc ép lấy nước để làm mặt nạ bôi mặt sẽ giúp làn da thêm mịn màng, khỏi khô và nứt nẻ, giảm vết nhăn, da căng bóng trắng hơn và hút các chất độc trong lỗ chân lông.
Công Dụng Của Củ ĐậuTrị ốm nghén: Vì trong thành phần củ đậu có đến hơn 90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột nên rất có lợi cho các bà bầu ốm nghén. Chị em ốm nghén thường có cảm giác nhạt miệng và chán ăn. Nhưng bạn yên tâm, củ đậu chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng vì độ giòn ngọt tự nhiên của nó.

Giảm cân: Các bạn nên biết, trong 100g củ đậu có 92g nước, 1g protit, 6g glucit, 0.7g xenluloza, 0.3g tro, 2,4 g tinh bột, cung cấp được 29kcalo nhưng không có các chất béo. Đây là một thực phẩm vô cùng lý tưởng đối với phụ nữ muốn giảm cân.
Công Dụng Của Củ ĐậuLưu ý: Cần lưu ý đối với lá và hạt củ đậu. Trong lá và hạt củ đậu có chứa độc tính là thành phần chất rotenon và tephrosin. Nhiều vùng, người nông dân thường dùng hạt củ đậu giã ra hòa với nước, phun vào cây cối để trừ sâu bọ, rệp. Vì vậy khi ăn phải hạt củ đậu có thể gây ngộ độc, thậm chí toàn thân bị co giật, đau bụng dữ dội, loạn nhịp tim, suy hô hấp, tụt huyết áp…

Sưu tầm
3
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter
BÀI TRƯỚC

13 Công Dụng Tốt Cho Sức Khỏe Của Quả Táo Ta

BÀI TIẾP THEO

Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Các Loại Rau Cải

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Sự nguy hiểm của chứng mất ngủ

Sự nguy hiểm của chứng mất ngủ

Lợi ích của các màu sắc thực phẩm

Lợi ích của các màu sắc thực phẩm

Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành

Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành

Vai trò của khoáng chất trong thực phẩm

Vai trò của khoáng chất trong thực phẩm

Vitamin và khoáng chất thiết yếu

Vitamin và khoáng chất thiết yếu

Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest

guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

BÀI VIẾT MỚI

Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt mắc Thừa cân bép phì

Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt mắc Thừa cân bép phì

BÀI VIẾT NGẪU NHIÊN

Người Việt lắm bệnh vì ăn nhiều thịt, ít rau, lười vận động

Người Việt lắm bệnh vì ăn nhiều thịt, ít rau, lười vận động

Vai Trò Của Khoáng Chất Đối Với Cơ Thể Và Cách Phòng Chống Thiếu Hụt

Vai Trò Của Khoáng Chất Đối Với Cơ Thể Và Cách Phòng Chống Thiếu Hụt

Dinh dưỡng và sức khỏe

Dinh dưỡng và sức khỏe

Cách sử dụng dầu ăn có lợi cho sức khỏe nhất

Cách sử dụng dầu ăn có lợi cho sức khỏe nhất

12 thực phẩm giúp cải thiện ham muốn và tăng cường khả năng tình dục

12 thực phẩm giúp cải thiện ham muốn và tăng cường khả năng tình dục

BÀI TIẾP THEO
Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Các Loại Rau Cải

Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Các Loại Rau Cải

BLOG DINH DƯỠNG

Website chia sẻ kiến thức Dinh dưỡng và Sức Khỏe

CHUYÊN MỤC

  • KIẾN THỨC
  • MẸ VÀ BÉ
  • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
  • TÀI LIỆU

© 2022 BLOG DINH DUONG - Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo

Trang chủ / Chính sách bảo mật / Sơ đồ trang / Liên hệ

Không có kết quả
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

wpDiscuz