Thứ Tư 8 Tháng Hai 2023
BLOG DINH DƯỠNG
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
View All Result
BLOG DINH DƯỠNG
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
View All Result
BLOG DINH DƯỠNG
Không có kết quả
View All Result
TRANG CHỦ KIẾN THỨC

Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Khoai Tây

NỘI DUNG BÀI VIẾT

  1. Giá trị dinh dưỡng của khoai tây
  2. Độc tính của khoai tây
  3. Lưu trữ củ khoai tây
  4. Những công dụng chính của khoai tây

Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi – xếp sau lúa, lúa mì và ngô. Lưu trữ khoai tây dài ngày đòi hỏi bảo quản trong điều kiện lạnh.

Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Khoai TâyGiá trị dinh dưỡng của khoai tây

Khoai tây có chứa các vitamin, khoáng chất và một loạt các hóa chất thực vật như các carotenoit và phenol tự nhiên. Axít chlorogenic cấu thành đến 90% của phenol trong khoai tây. Các hợp chất khác trong khoai tây là axit 4-O-caffeoylquinic (axit crypto-clorogenic), axit 5-O-caffeoylquinic (axit neo-clorogenic), axit 3,4-dicaffeoylquinic và 3,5-dicaffeoylquinic. Trong một củ khoai tây còn vỏ có kích thước trung bình 150 g, cung cấp 27 mg vitamin C (45% giá trị hàng ngày), 620 mg kali (18%), o,2 mg vitamin B6(10%) và một lượng rất nhỏ thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, photpho, sắt và kẽm.
Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Khoai TâyKhoai tây chứa khoảng 26 g cacbohydrat trong một củ trung bình. Các hình thức chủ yếu của cacbonhydrat này là tinh bột. Một phần nhỏ trong đó có khả năng chống tiêu hoá từ enzym trong dạ dày và ruột non. Tinh bột khoáng này được coi là có hiệu ứng sinh lý và lợi ích cho sức khỏe giống chất xơ: là chống ung thư ruột kết, tăng khả năng nạp glucose, giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong huyết tương, tăng cảm giác no, thậm chí nó có thể làm giảm chất béo tích trữ trong cơ thể. Cách chế biến khoai tây có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng. Ví dụ khoai tây nấu chín chứa 7% tinh bột khoáng, khi làm nguội đi thì nó tăng lên 13%.

Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Khoai Tây

Độc tính của khoai tây

Khoai tây chứa những hợp chất độc hại được biết đến như là các glycoalkaloid, phổ biến nhất là solanin và chaconin. Solanin cũng được tìm thấy trong một số cây như cây bạch anh độc, thiên tiên tử (Hyoscyamus niger), cây thuốc lá (Nicotiana spp.), cà tím và cà chua. Độc tố này ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra sự yếu ớt và nhầm lẫn.

Các chất thuốc bảo vệ thực vật, tích tụ ở phần lá, mầm và củ khoai tây. Nấu ăn trên 170 °C làm giảm chất độc. Nồng độ của glycoalkaloid trong khoai tây hoang dã đủ để gây hại cho cơ thể người, nó gây ra nhức đầu, tiêu chảy, chuột rút và nghiêm trọng hơn khiến người ăn hôn mê dẫn tới tử vong. Tuy vậy ngộ độc do khoai tây rất ít xảy ra.
Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Khoai TâyÁnh sáng làm diệp lục tổng hợp clorophyl, đó là nguyên nhân khiến một số khu vực của củ có thể độc. Một số giống khoai tây chứa nhiều chất độc glycoalkaloid hơn các giống khác, các nhà lai tạo giống thông qua thử nghiệm sẽ loại bỏ các cây có tính độc. Họ cố gắng giữ mức solanin dưới 200 mg/kg. Tuy nhiên, khi các củ giống thương mại có màu xanh, hàm lượng chất solanin có thể lên tới 1.000 mg/kg. Trong một củ khoai tây bình thường có 12–20 mg/kg glycoalkaloid, củ khoai tây có mầm là 250–280 mg/kg, trong củ khoai tây vỏ xanh là 1.500-2.200 mg/kg.

Lưu trữ củ khoai tây

Sau khi thu hoạch, củ khoai tây có thể bị xước và lột ra khi thu hoạch, nó sẽ tự hồi phục và chữa lành, ngăn ngừa nhiễm trùng và mất nước từ củ trong quá trình lưu trữ.

Các cơ sở dùng để lưu trữ củ khoai tây được thiết kế cẩn thận giữ cho khoai tây sống và làm chậm quá trình phân hủy, trong đó bao gồm sự phân hủy tinh bột. Địa điểm lưu trữ có đặc điểm tối, thông thoáng và nhiệt độ lưu trữ lâu dài khoảng 4 °C (39 °F). Đối với lưu trữ ngắn hạn trước khi nấu, nhiệt độ khoảng 7 °C (45 °F) đến 10 °C (50 °F) là phù hợp.
Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Khoai TâyNhiệt độ dưới 4 °C, xảy ra quá trình biến đổi tinh bột trong đường, làm thay đổi hương vị và chất lượng nấu ăn và làm tăng chất acrylamide khi nấu chín, đặc biệt trong các món ăn chiên. Một nghiên cứu về acrylamide trong thực phẩm giàu tinh bột năm 2002 đã khám phá ra chất này dẫn đến nhiều vấn đề sứ khỏe khi nó được cho là gây ung thư.

Trong điều kiện lưu trữ tối ưu cho thương mại, khoai tây có thể lưu trữ đến 1o-12 tháng. Khi lưu trữ tại các gia đình chỉ được khoảng vài tuần. Nếu củ khoai xuất hiện màu xanh lá cây và nảy mầm, các khu vực này cần được cắt bỏ trước khi sử dụng. Cắt hoặc bóc các khu vực bị xanh vỏ không đủ để loại bỏ độc tố copresent, nó cũng không nên dùng cho động vật.
Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Khoai TâyKhi lưu giữ khoai tây ở các gia đình, nó có thể được bảo quản trong khoảng 1-2 tuần trong túi giấy, nơi khô, mát, nơi ít ánh sáng và thông thoáng. Nếu để khoai tây trong tủ lạnh, chấm đen có thể xuất hiện và xảy ra quá trình biết đổi tinh bột tạo mùi vị khó chịu khi nấu chín. Nếu giữ ở nhiệt độ quá nóng, củ khoai tây sẽ nảy mần và thối. Ngoài ra có một đặc điểm là củ khoai tây hấp thụ mùi hôi bởi quả lê.

Những công dụng chính của khoai tây

– Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện ra rằng khoai tây là loại củ chứa nhiều kali hơn bất cứ loại rau quả khác. Ðể đáp ứng đủ lượng kali cho cơ thể, mỗi người nên ăn 4.700mg/ngày, hãy coi khoai tây là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của bạn.
Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Khoai Tây

– Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Cuộc nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Sir Ganga Ram và Đại học quốc gia Hồi giáo (Jamia Millia Islamia) tại Delhi (Ấn Độ) thực hiện cho thấy, thực phẩm có chứa vitamin B như khoai tây, rau xanh, đậu, cá và các chế phẩm từ động vật nên được ăn thường xuyên vì có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Khoai Tây

– Khoai tây giúp giảm căng thẳng, stress: Hầu hết chúng ta đều làm việc như một cái máy, vậy nên cơ thể thiếu vitamin A và C hoặc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có tính axit. Khoai tây sẽ giúp bạn bổ sung thêm vitamin A và C, đồng thời lấy lại sự cân bằng pH trong cơ thể do tiêu thụ quá nhiều thịt gây ra mất cân bằng pH.

– Hàm lượng protein và vitamin nhóm B có thể tăng cường thể chất, cải thiện trí nhớ và suy nghĩ rõ ràng

– Khoai tây tốt cho những người bị bệnh dạ dày: Trung y học cho rằng khoai tây vị ngọt, tính bình, có công hiệu kiện tỳ hòa vị, ích khí điều trung, có thể chữa trị được các chứng bệnh như đau dạ dày và bí đại tiện. Y học hiện đại cho rằng chất nightshade có trong khoai tây có thể làm giảm sự tiết ra dịch vị, có tác dụng chống co giật dạ dày, có hiệu quả nhất định đối với chữa bệnh đau dạ dày.

– Khoai tây giúp giảm rối loạn tiêu hóa và táo bón: Khoai tây có tác dụng điều hòa chức năng dạ dày, tăng cường chức năng tiêu hóa, chữa chán ăn, bí đại tiện… Khoai tây được sử dụng làm thực phẩm hàng ngày, có rất nhiều cách chế biến từ khoai tây như: khoai tây hầm, rán, luộc, xào…

Chú ý: Để chống những côn trùng và nấm, khoai tây tự tạo ra chất diệt trùng và chống nấm thiên nhiên là chất solanine và chất chaconine, rất độc, các chất độc này tích tụ nhiều ở da, mầm và hoa. Vì vậy, tuyệt đối không dùng khoai tây đã mọc mầm. Khi gọt khoai, cần khoét bỏ mắt và những chỗ đã chuyển sang màu xanh hoặc tím.

Sưu tầm
2
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter
BÀI TRƯỚC

Công Dụng Tuyệt Vời Của Khoai Lang – Vì Sao Nên Ăn Khoai Lang Mỗi Ngày

BÀI TIẾP THEO

Công Dụng Và Cách Uống Trà Xanh

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Sự nguy hiểm của chứng mất ngủ

Sự nguy hiểm của chứng mất ngủ

Lợi ích của các màu sắc thực phẩm

Lợi ích của các màu sắc thực phẩm

Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành

Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành

Vai trò của khoáng chất trong thực phẩm

Vai trò của khoáng chất trong thực phẩm

Vitamin và khoáng chất thiết yếu

Vitamin và khoáng chất thiết yếu

Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest

guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

BÀI VIẾT MỚI

Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt mắc Thừa cân bép phì

Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt mắc Thừa cân bép phì

BÀI VIẾT NGẪU NHIÊN

Thực phẩm bạn nên ăn để giảm cơn tức giận

Thực phẩm bạn nên ăn để giảm cơn tức giận

Bú sữa mẹ và sữa công thức

Bú sữa mẹ và sữa công thức

Chất béo

Thực phẩm Tốt – Thực phẩm Xấu

3 lý do nên thường xuyên ăn dứa

3 lý do nên thường xuyên ăn dứa

Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Quả Na

Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Quả Na

BÀI TIẾP THEO
Công Dụng Và Cách Uống Trà Xanh

Công Dụng Và Cách Uống Trà Xanh

BLOG DINH DƯỠNG

Website chia sẻ kiến thức Dinh dưỡng và Sức Khỏe

CHUYÊN MỤC

  • KIẾN THỨC
  • MẸ VÀ BÉ
  • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
  • TÀI LIỆU

© 2022 BLOG DINH DUONG - Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo

Trang chủ / Chính sách bảo mật / Sơ đồ trang / Liên hệ

Không có kết quả
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

wpDiscuz