Thứ Tư 1 Tháng Hai 2023
BLOG DINH DƯỠNG
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
View All Result
BLOG DINH DƯỠNG
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
View All Result
BLOG DINH DƯỠNG
Không có kết quả
View All Result
TRANG CHỦ TIN TỨC

Người Việt ăn muối nhiều gấp đôi mức khuyến nghị

Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 9,4 g muối mỗi ngày, gấp hai lần so khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.

thạc sĩ Ngô Thị Hà Phương, Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, mô hình ăn uống của người dân Việt Nam thay đổi theo chiều hướng tăng tiêu thụ chất béo, đạm, đặc biệt là tiêu thụ dư thừa muối. Gần 60% người dân tiêu thụ lượng muối cao gấp hai lần lượng muối được khuyên dùng hàng ngày. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, một người trưởng thành nên sử dụng dưới 5 g muối mỗi ngày, tuy nhiên một bát phở hoặc bún có thể có đến 4-5 g muối.

Thói quen của người Việt là khi ăn ở nhà, trong mỗi mâm cơm, ngoài các món ăn, đều có bát nước mắm hoặc đĩa muối dùng để chấm. Ở các cửa hàng ăn, trên mỗi bàn ăn đều có sẵn các loại gia vị để người dùng tự thêm vào cho hợp khẩu vị.
Người Việt ăn muối nhiều gấp đôi mức khuyến nghị

Lượng muối tiêu thụ hàng ngày chủ yếu từ việc nêm nếm trong quá trình chế biến, nấu nướng, các loại nước chấm. Ảnh: H.N. ​

Theo nghiên cứu, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại nước ta chủ yếu là từ muối và các gia vị trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn. 11% muối từ các thực phẩm chế biến sẵn, trong thực phẩm tự nhiên chỉ chiếm 7%. Bột canh và nước mắm là hai nguồn chính cung cấp muối hàng ngày (tương ứng với 35% và 32%). Mì chính và muối tinh cũng là nguồn cung cấp muối đáng kể (tương ứng 7,5% và 6%).

“Trong các thực phẩm chế biến sẵn, mì ăn liền là thực phẩm có lượng muối lớn (7,5%). Dưa muối cũng đóng góp 1,4% lượng muối hàng ngày. Vì thế, việc giảm muối trong chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào cách nấu nướng của người nội trợ, thói quen lựa chọn thực phẩm và ăn uống…”, thạc sĩ Phương phân tích.

Muối (NaCl), được cấu thành từ hai nguyên tố hóa học: Natri và Chlorua, có vị mặn, là gia vị thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân trên thế giới. Natri là thành phần chính tạo nên vị mặn của muối và cũng gây ra những tác hại tới cơ thể con người khi sử dụng dư thừa.

Theo chuyên gia, lượng Natri ăn vào tối thiểu cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể ước tính chỉ khoảng 200-500 mg một ngày (tương đương 0,5-1,25 g muối, chưa bằng một thìa nhỏ). Thiếu Natri rất hiếm gặp ở người khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, dư thừa Natri so với nhu cầu khuyến nghị, gây tăng tính thấm, tăng trương lực thành mạch, gây ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây ra tăng huyết áp. Tăng tiêu thụ Natri có liên quan tới tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, nhất là đột quỵ và bệnh mạch vành tim.

Chế độ ăn giảm Natri theo nhu cầu khuyến nghị từ giai đoạn sớm có thể giúp trẻ có chế độ ăn uống lành mạnh và giảm tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp sau này. Nhiều bệnh nhân tăng huyết áp ở mức độ nhẹ chỉ cần ăn chế độ giảm muối là có thể điều trị được bệnh. Giảm 30% mức tiêu thụ muối trung bình một người mỗi ngày ở người trưởng thành so với năm 2015 là một trong những chỉ tiêu cần đạt được trong chiến lược Quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 – 2025.

Một số cách để hạn chế muối trong chế độ ăn:

  • Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn.
  • Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng. Mức tối đa là không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người một ngày.
  • Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp…
  • Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn.
  • Đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối.
  • Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ việc thêm các gia vị mặn.

Một trong những chính sách cần chú trọng trong giai đoạn hiện nay là đảm bảo thông tin dinh dưỡng trên sản phẩm cho người tiêu dùng, với định hướng để giảm muối, đường, transfat và năng lượng.

Vnexpress
3
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter
BÀI TRƯỚC

Nguy cơ sức khoẻ do thiếu ngủ

BÀI TIẾP THEO

Thực hư việc ăn gạo nếp gây béo và nóng

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt mắc Thừa cân bép phì

Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt mắc Thừa cân bép phì

Bệnh không lây nhiễm kẻ giết người số 1 tại Việt Nam

Bệnh không lây nhiễm kẻ giết người số 1 tại Việt Nam

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest

guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

BÀI VIẾT MỚI

Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt mắc Thừa cân bép phì

Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt mắc Thừa cân bép phì

BÀI VIẾT NGẪU NHIÊN

Bí kíp giúp con tăng chiều cao tối đa

Bí kíp giúp con tăng chiều cao tối đa

Bài tập tại chỗ giúp dân văn phòng hết đau mỏi cổ, vai, gáy

Bài tập tại chỗ giúp dân văn phòng hết đau mỏi cổ, vai, gáy

Ăn gì để có đủ vi chất dinh dưỡng

Ăn gì để có đủ vi chất dinh dưỡng

Chất bột đường - Nguồn năng lượng chính

Chất bột đường – Nguồn năng lượng chính

Lợi ích của sữa mẹ trong việc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em

Lợi ích của sữa mẹ trong việc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em

BÀI TIẾP THEO
Thực hư việc ăn gạo nếp gây béo và nóng

Thực hư việc ăn gạo nếp gây béo và nóng

BLOG DINH DƯỠNG

Website chia sẻ kiến thức Dinh dưỡng và Sức Khỏe

CHUYÊN MỤC

  • KIẾN THỨC
  • MẸ VÀ BÉ
  • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
  • TÀI LIỆU

© 2022 BLOG DINH DUONG - Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo

Trang chủ / Chính sách bảo mật / Sơ đồ trang / Liên hệ

Không có kết quả
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

wpDiscuz