Thứ Tư 1 Tháng Hai 2023
BLOG DINH DƯỠNG
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
View All Result
BLOG DINH DƯỠNG
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
View All Result
BLOG DINH DƯỠNG
Không có kết quả
View All Result
TRANG CHỦ MẸ VÀ BÉ

Tăng chiều cao ở trẻ em – Khó hay dễ?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

  1. Bé phát triển chiều cao khi còn là bào thai
  2. Những giai đoạn phát triển chiều cao
  3. Những yếu tố ảnh hưởng phát triển chiều cao

Nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn còn quan niệm rằng thấp, bé, nhẹ cân hoàn toàn là do nòi giống quyết định và không thể thay đổi.

Nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn còn quan niệm rằng thấp, bé, nhẹ cân hoàn toàn là do nòi giống quyết định và không thể thay đổi. Song điều đó cũng không làm giảm niềm ao ước của các bậc phụ huynh luôn mong muốn những đứa con cao lớn, khỏe mạnh, thông minh. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được vì các công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy di truyền chỉ chiếm 20%, trong đó 50% là do yếu tố dinh dưỡng và môi trường sống, rèn luyện. Vậy làm gì để bé phát triển chiều cao một cách tối ưu – điều này rất cần thiết giúp các bậc cha mẹ trong nuôi dưỡng, giáo dục trẻ như thế nào để bé phát huy hết tiềm năng trong phát triển chiều cao.

Bé phát triển chiều cao khi còn là bào thai

Mỗi bà mẹ cần biết sự phát triển chiều dài của trẻ rất sớm – ngay từ những tuần đầu của bào thai. Chiều dài thai nhi đạt cao nhất vào giai đoạn trước tuần thứ 15 của thai kỳ, trong đó cân nặng của bào thai đạt cao nhất vào tuần thứ 32 đến tuần 34 của thai kỳ. Chiều dài của thai nhi có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chiều cao đỉnh điểm có thể đạt tới lúc trưởng thành.

Những giai đoạn phát triển chiều cao

Sau khi ra đời, trong năm đầu tiên, chiều cao của trẻ phát triển rất nhanh, khi bé 1 tuổi, chiều cao gấp rưỡi lúc mới sinh. Trong năm đầu, trẻ tăng trung bình 25cm (chiều cao trung bình 75cm), năm thứ 2 tăng 10cm (trung bình 85 – 86cm). Sau đó cho đến 10 tuổi, mỗi năm tăng 5cm. Khi đến thời kỳ tiền dậy thì thì trẻ lớn rất nhanh, trung bình trẻ nữ tăng 6cm/năm (9 – 11 tuổi), trẻ nam tăng 7cm/năm (12 – 14 tuổi). Khi đến tuổi dậy thì (12 – 13 tuổi đối với nữ, 15 – 16 tuổi đối với nam) thì sức lớn chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 2cm. Giai đoạn tiếp theo cho đến 25 tuổi thì sức lớn rất chậm, chỉ tăng 1 – 2cm hoặc hầu như không tăng. Cơ thể con người hết tuổi lớn với nữ khoảng 23 tuổi, nam 25 tuổi.

Tăng chiều cao ở trẻ em - Khó hay dễ?Những yếu tố ảnh hưởng phát triển chiều cao

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao, nhưng có 3 yếu tố chính là:+ Yếu tố dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng trong phát triển chiều cao, trong đó phải kể đến vai trò của các chất dinh dưỡng như:

  • Chất đạm (protein): Chất đạm đóng vai trò thiết yếu trong cấu trúc cơ thể, đặc biệt là các chất đạm động vật với đầy đủ các axit amin cần thiết.
  • Chất béo (lipid): Rất quan trọng trong sự phát triển các xương dài của trẻ khi còn nhỏ, đồng thời chất béo còn giúp tăng cường hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A…) giúp hệ xương phát triển tốt.
  • Canxi: canxi là chất dinh dưỡng chính tham gia vào cấu trúc hệ xương. Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sức lớn và sự vững chắc của xương.
  • Vi chất dinh dưỡng: các nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của vi chất dinh dưỡng (vitamin A, D, chất kẽm, sắt, iốt…) đến phát triển chiều cao và suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ.

+ Yếu tố môi trường – xã hội: yếu tố môi trường và xã hội cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể lực ở trẻ em, đặc biệt là chiều cao. Ở những điều kiện kinh tế, xã hội kém phát triển, môi trường thiếu vệ sinh, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, chất lượng chăm sóc kém dẫn đến nhiều trẻ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thấp còi.

+ Luyện tập thể dục thể thao: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tác dụng tốt tới sự phát triển thể lực và làm cho hệ cơ xương vững chắc, khỏe mạnh.

Như vậy, muốn cho trẻ phát triển chiều cao thì cần phải quan tâm càng sớm càng tốt, ngay từ những tuần đầu tiên của thai nhi. Quá trình chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng cần được tiếp tục thực hiện một cách đồng bộ ngay từ khi trẻ ra đời, thời kỳ bú mẹ, tuổi nhà trẻ mẫu giáo, tuổi học sinh cho đến tuổi vị thành niên. Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, cần đặc biệt quan tâm đến những giai đoạn trọng điểm của phát triển chiều cao, đó là thời kỳ bào thai, năm đầu tiên của cuộc đời và thời kỳ tiền dậy thì. Trong những giai đoạn này, tác động của yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Vì vậy, một chế độ nuôi dưỡng hợp lý, chăm sóc tốt là cơ sở để trẻ phát huy tối đa sự phát triển về chiều cao.

TS.BS. Cao Thị Hậu
Báo sức khoẻ đời sống
Tags: Chất béo (lipid)Chất đạm (protein)phát triển chiều caotăng chiều cao ở trẻ emthực phẩm giàu canxivi chất dinh dưỡng
4
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter
BÀI TRƯỚC

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em từ sơ sinh đến 9 tuổi

BÀI TIẾP THEO

Thời điểm vàng ‘bón thúc’ cho con cao lớn

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Ăn gì để chắc xương, tăng chiều cao

Ăn gì để chắc xương, tăng chiều cao

4 sai lầm chăm con làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ

4 sai lầm chăm con làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ

Bà bầu bổ sung axit folic để phòng tránh dị tật thai nhi

Bà bầu bổ sung axit folic để phòng tránh dị tật thai nhi

Dinh dưỡng phát triển trí não trong 5 năm đầu đời

Dinh dưỡng phát triển trí não trong 5 năm đầu đời

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý chế độ ăn cân bằng cho trẻ

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý chế độ ăn cân bằng cho trẻ

6 thực phẩm không thể thiếu cho trẻ ăn dặm

6 thực phẩm không thể thiếu cho trẻ ăn dặm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest

guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

BÀI VIẾT MỚI

Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

Các giai đoạn nhiễm và Triệu chứng hậu COVID-19

Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

Nhận biết nhiễm COVID-19 và biến chủng khác

Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt mắc Thừa cân bép phì

Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt mắc Thừa cân bép phì

BÀI VIẾT NGẪU NHIÊN

Lưu ý khi ăn các món ăn từ móng giò

Lưu ý khi ăn các món ăn từ móng giò

Danh sách thực phẩm có tính axit, kiềm

Danh sách thực phẩm có tính axit, kiềm

Thực đơn đảm bảo đủ chất cho trẻ suốt tuần

Thực đơn đảm bảo đủ chất cho trẻ suốt tuần

Hoạt chất tiêu diệt tế bào ung thư trong vòng một giờ

Hoạt chất tiêu diệt tế bào ung thư trong vòng một giờ

Hạt bí

Ngừa khô da bằng các loại rau quả và hạt bí đỏ

BÀI TIẾP THEO
Thời điểm vàng 'bón thúc' cho con cao lớn

Thời điểm vàng 'bón thúc' cho con cao lớn

BLOG DINH DƯỠNG

Website chia sẻ kiến thức Dinh dưỡng và Sức Khỏe

CHUYÊN MỤC

  • KIẾN THỨC
  • MẸ VÀ BÉ
  • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
  • TÀI LIỆU

© 2022 BLOG DINH DUONG - Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo

Trang chủ / Chính sách bảo mật / Sơ đồ trang / Liên hệ

Không có kết quả
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC
    • MẸ VÀ BÉ
    • DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH
  • TIN TỨC
  • TÀI LIỆU
  • LIÊN HỆ

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

wpDiscuz